Kỹ thuật trồng khoai lang
Khoai lang là cây dễ trồng, có thể trồng được tất cả các vụ trong năm. Nếu sản xuất ở điều kiện bình thường thì năng suất có thể đạt từ 16-25 tấn củ/1ha. 10-15 tấn thân lá/1ha, trong thời gian từ 70-80 ngày. Trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là kali sẽ đạt năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 15-30 tấn thân lá/ha. Vì vậy, trồng khoai lang nhằm giải quyết thức ăn cho chăn nuôi. Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông nhàn, tăng thu nhập. Nhất là làm vào vụ đông trên diện tích cấy 2 vụ lúa Dưới đây xin giới thiệu với bà con các giống khoai lang chính và kỹ thuật trồng khoai lang..
1. Các giống khoai lang
Giống khoai lang Hoàng Long
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội của Trung Quốc hiện đang trồng phổ biến ở nhiều nơi trên miền Bắc.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thuộc loại hình cây dài trung bình, thân màu tím đỏ, lá già xanh tím, gân lá tím, mặt dưới lá tím, lá hình tim. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha. Vỏ củ hồng nhạt, ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá. Khả năng chịu hạn, rét kém, dễ sùng hà.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Thích hợp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha. Thời vụ trồng cuối tháng 9-5/10, vụ xuân tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật độ 4-5 vạn dây/ha, đặt dây kiểu dọc luống.
- Phân bón: 8-10 tấn phân chuồng/ha, 60kg N + 30P2O5 + 90 K2O. Bón lót 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 1/2 N + 1/2 K2O.
Bón thúc sớm cùng với làm cỏ đợt 1 sau trồng 15-25 ngày, thúc toàn bộ số phân còn lại. Làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 : 10-15 ngày.
Lu ý : Vụ Xuân vun luốn cao tránh sùng hà.
Giống khoai lang VX-37
1. Nguồn gốc:
VX-37 được tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân tím, đốt ngắn, phân nhánh nhiều, lá xanh, gân lá tím, lá xẻ thùy nông. Củ màu hồng nhạt, ruột vàng nhạt, bở, ăn ngon. Củ hình thành sớm 15-20 ngày sau trồng, tích lũy nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày 90 ngày thích hợp với vụ thu đông và đông sớm. Khả năng chịu nóng khá, chịu rét kém. Năng suất bình quân 10-15 tấn/ha.
3. Hớng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống VX-37 thích hợp trên chân đất 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa. Thời vụ trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9 đến 5/10. Vụ xuân cuối tháng 1 đến đầu tháng 3.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự Hoàng Long. Lu ý giống VX-37 có thời gian sinh trưởng ngắn, củ hình thành sớm nên chú ý bón lót thêm phân hóa học, bón thúc sớm.
Giống cực nhanh
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội từ Trung Quốc năm 1980 và đợc phát triển rộng rãi ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Giống được công nhận đa vào sản xuất ở miền Bắc năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Giống có thân ngắn, đốt ngắn, phân nhánh khỏe, thân màu xanh đậm, lá xẻ thùy chân vịt, màu xanh, ngọn xanh. Củ màu trắng ngà, ruột trắng ngà, bở, thơm, phẩm chất ngon.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày vụ đông, 100-110 ngày vụ xuân.
Giống cực nhanh có thể trồng được quanh năm, khả năng chịu rét, chịu hạn khá. Năng suất bình quân 12-15 tấn/ha, tỷ lệ củ thương phẩm cao.
3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống thích hợp với chân đất nhẹ, vụ đông trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10, vụ xuân tháng 1 đầu tháng 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như Hoàng Long.
Lu ý: Cần bón thúc sớm và tập trung.
Giống khoai lang 143
1. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng mạnh, thân lá phát triển sớm, năng suất chất xanh cao. Thân màu xanh sẫm, lá to hình tim, phiến lá mỏng, dây dài phân nhánh ít.
Củ màu hồng nhạt, ruột vàng, dạng củ thuôn dài, ăn ngon, bở. Khả năng chịu rét khá, tỷ lệ của thương phẩm cao. Tiềm năng năng suất cao 18-23 tấn/ha.
2. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Trồng ở đất cát pha, chân đất 3 vụ/năm ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, có thể trồng lấy thân lá cho gia súc.
- Kỹ thuật trồng như các giống khác.
Chú ý: Bấm ngọn sớm để tăng số nhánh.
Giống khoai lang HL4
1. Nguồn gốc:
Giống khoai lang HL4 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai: (Gạo x Bí Đà Lạt) x Tai Nung 57.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân chính dài trung bình 110 cm, màu xanh. Lá xanh thẫm, phân thùy 3-5 khía nông, gân trên màu xanh, gân dới màu tím. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 85-90 ngày, hè thu và thu đông 90-95 ngày, vụ đông 80-90 ngày. Năng suất trung bình 17,4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 23 tấn/ha. Vỏ củ màu đỏ, ruột màu cam đậm, tỷ lệ chất khô trung bình 30,4%.
Trung gian giữa nhóm khoai dẻo và khoai bột. Củ to vừa phải, thuôn, láng thích hợp với bán tơi.
Thích ứng rộng. Chịu hạn khá, ít nhiễm sâu đục thân, nhiễm nhẹ đến trung bình đối với sùng đục củ (Cylasformicariu).
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ bazan vùng Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Có thể trồng nhiều vụ trong năm và nếu đủ nước tưới.
Vụ hè thu: Trồng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8. Vụ thu đông: Trồng cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11. Vụ đông xuân (sau vụ lúa, trên đất đồi thấp): Trồng giữa tháng 11 đến giữa tháng 12.
Kỹ thuật trồng: Luống rộng 1,2m, mật độ 4,8-5 vạn dây/ha. Đặt dây phẳng dọc luống.
Phân bón cho 1 ha:
+ Đầu tư thấp: 40 N + 40 P2O5 + 80 K2O.
+ Đầu tư trung bình: 5 tấn phân chuồng + 60 N + 60 P2O5 + 120 K2O.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Thúc lần 1 (15 ngày sau khi trồng) 2/3 phân đạm + 1/2 kali kết hợp làm cỏ đợt 1. Thúc lần 2 (35 ngày sau trồng) 1/3 đạm + 2/3 kali kết hợp làm cỏ đợt 2.
Lu ý: Nhấc dây (65 ngày sau trồng) kết hợp đặt bẫy sùng (nếu có). ở các chân đất trung bình - tốt nên trồng xen thêm ngô ở lưng chừng luống, khoảng cách 2,4m x 0,5m x 2 cây (cách một luống xen một luống) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần.
Giống khoai lang KL5
1. Nguồn gốc:
Chọn từ quần thể thụ phấn tự do của giống số 8. Đã đợc khu vực hóa tháng 1/1998.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng tái sinh nhanh. Thân lá mềm ngọt, thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 15-20 tấn/ha, năng suất thân lá 15-20 tấn/ha.
Lá xẻ thùy sâu. Củ to thuôn dài, vỏ đỏ tươi, ruột củ màu vàng, chất lượng khá. Hàm lượng chất khô trong củ 22,03% (vụ đông) và 24,74% (vụ xuân), tinh bột 14,43% (vụ đông) và 18,73% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với cách trồng để tỉa thân lá (khoảng 10 ngày/lần) làm thức ăn gia súc. Củ có thể ăn tươi, thái lát phơi khô dùng cho người hoặc gia súc.
Vụ đông trồng 15/9 đến 15/10, vụ xuân từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2.
Đặt dây nông và phẳng theo dọc luống. Tưới nước phân sau mỗi lần cắt tỉa.
Giống khoai lang KL1
1. Nguồn gốc:
Chọn từ tổ hợp lai VX 37-6 x Pitis 5. Giống đang được khảo nghiệm quốc gia.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng khỏe, thân lá to mập và mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 10-15 tấn/ha, năng suất thân lá 20-25 tấn/ha.
Lá to hình tim, màu xanh hơi vàng, cuống lá dài. Dạng củ thuôn dài, vỏ và ruột củ màu vàng, ăn ngon và bở. Hàm lượng chất khô trong củ 26,21% (vụ đông) và 32,62% (vụ xuân), tinh bột 14,85% (vụ đông) và 20,16% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Như với giống KL5.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây.
Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.
Kỹ thuật trồng: Cắt dây trồng chỉ dùng đoạn 1 và 2, dây dài 25-30cm không có rễ trên dây, lượng dây trồng khoảng 5 dây/m. 1 sào Bắc Bộ cần từ 1200-1500 dây.
Cách trồng: trồng nông, đặt dây thẳng dọc giữa luống nuối đuôi nhau và dùng tay lấp đất đập nhẹ.
Chú ý giữ phần dây ở giữa luống theo rãnh và thẳng, tránh bị cong.
Kỹ thuật trồng khoai lang quyết định năng suất 50-60%.
Chăm sóc: tuần đầu sau khi trồng nên tới nước giữ ẩm, để tỷ lệ cây sống được đảm bảo cần bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày sau khi trồng và vun cao, lấp kỹ gốc để củ phát triển. Nên tới đủ ẩm để củ phình to và phát triển.
Cách tưới: Tháo nước ngập 2/3 luống, đủ ngấm và phải tháo nước đi ngay không để tràn mặt luống khoai.
Thu hoạch và bảo quản
Nếu cần cắt dây để phục vụ chăn nuôi thì nên cắt sau khi thân lá đã phủ luống, nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính, mỗi gốc chỉ nên tỉa 1-2 dây nhánh.
Sau khi trồng 70-80 ngày ta có thể thu hoạch củ, Nếu để quá thời gian trên củ dễ bị nảy mầm trên ruộng.
Nếu bảo quản củ để ăn dần thì dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ phủ lá xoan lên trên để tránh bọ hả và bệnh thối đen phá hoại củ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét