Chè Gấc
Tôi rất thích ăn gấc chín, vì gấc giàu Vitamin, bổ máu rất tốt cho sức khoẻ - nhưng làm mứt hay nấu xôi hoài cũng ngán, thế nên vào 1 ngày đẹp trời nọ tôi quyết định thử nấu món chè gấc xem có hấp dẫn hơn không . Thật là tuyệt vời các bạn ạ, ai nhìn thấy cũng phát thèm chứ đừng nói là được mời dùng thử.
Nguyên liệu:
- Bột nếp 400gr
- Gấc chín đỏ khoảng 150 - 200gr
- Đậu xanh cà 200gr
- Đường cát 400gr hay muốn thêm cho ngọt hơn tùy ý
- Dừa xay 200gr
- Đậu phọng rang ( lạc ) 100gr
- 1 củ gừng 50gr
- 20gr bột năng
- 1 tí xíu muối
Cách làm:
1- Dừa vắt 1 chén nước cốt, 1 tô nước dão ( lượng nước đủ dùng để nhồi bột)
2- Đậu xanh ngâm mềm đãi sạch vỏ rồi hấp chín, xay nhuyễn rồi xào khô với chút xíu muối + 50gr đường - viên từng viên nhỏ.
3- Gấc gỡ bỏ hột lấy phần thịt đỏ + 1 chén nước dừa dão bỏ vô cối xay sinh tố xay nhuyễn rồi trộn với bột nếp cho dẻo, mịn - ngắt bột từng viên tương ứng với số viên đậu xanh
4- Bắc 1 xoong nước nấu sôi , ấn dẹt từng viên bột rồi bỏ viên đậu vô bao lại thả vô nồi nước luộc, làm liên tục cho đến khi hết bột - bột chín sẽ chuyển màu đỏ tươi và nổi lên thì vớt viên bột bỏ vô xoong nước lạnh cho nguội mới vớt ra rổ để ráo.
5- Thắng nước cốt dừa: quậy tan bột năng + chút muối + 2 muỗng đường nấu sôi thấy hơi sệt là được.
6- Đậu phọng rang vàng đâm hơi giập.
7 - Nấu nước đường cho tan + bỏ gừng đập giập cho thơm + thả từng viên bột vào khoảng 5 phút thì tắt lửa.
Múc chè ra tô chan nước cốt dừa, rắc đậu phọng lên dùng nóng hoặc nguội cũng rất ngon . Chè này không nên bỏ vô tủ lạnh vì làm như vậy viên chè sẽ cứng, ăn không ngon !!
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010
Giảm bớt xước măng rô ở tay
Giảm bớt xước măng rô ở tay
Hiện tượng xước măng rô gây cho bạn cảm giác khó chịu và hơi đau khi bạn dùng tay loại bỏ phần da đó đi. Xinh Xinh giới thiệu với bạn cách để hạn chế xước măng rô ở tay.
Cách loại bỏ phần da bong (xước măng rô):
-Bạn lấy cây kìm dùng trong cắt da, hoặc đồ bấm móng tay. Sau đó bạn cắt sát vào chân phần da chết.
- Nếu phần da ở hai bên khóe móng cũng bị chai sần và khô lại khiến đôi khi vô tình chạm lên phần da mỏng khác như mặt, cổ, da tay,…sẽ làm trầy xước phần da đó. Lúc này, bạn cũng nên dùng dụng cụ để cắt đi và mài giũa cho nhắn nhụi.
Thường xuyên chăm sóc móng tay để giảm xước măng rô
Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị xước măng rô:
- Nếu tay bạn có hiện tượng này là do bạn thiếu Vitamin C nên bạn bổ sung. Ngoài ra, cơ thể bạn thiếu Vitamin C còn dẫn đến việc lột da ở khắp các bạn tay, chân,...
- Do quá trình làm việc và rửa tay tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng, xà bông,…nên da tay khô và dễ bị trầy xước. Lúc này bạn có thể dùng chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ,hoặc dùng bao tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa trên.
- Do thói quen cắn móng tay của bạn khiến cho da bị rách, nham nhở. Bạn nên loại bỏ thói quen không tốt này.
- Ngoài ra, khi bạn sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc da nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi gây mẩn ngứa, thậm chí da nổi mụn. Nếu bị do nguyên nhân này, thì bạn không nên can thiệp, chỉ cần khi hết “đèn đỏ” hoặc buồng trứng ổn định, tay bạn sẽ khỏi xước măng rô
Mách bạn: Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh nên thường xuyên vệ sinh tay bằng cách ngâm tay vào nước muối pha loãng mỗi buổi tối. Ngoài ra, nên sử dụng một số loại kem dưỡng da có độ ẩm giúp tay mềm hơn.
Hiện tượng xước măng rô gây cho bạn cảm giác khó chịu và hơi đau khi bạn dùng tay loại bỏ phần da đó đi. Xinh Xinh giới thiệu với bạn cách để hạn chế xước măng rô ở tay.
Cách loại bỏ phần da bong (xước măng rô):
-Bạn lấy cây kìm dùng trong cắt da, hoặc đồ bấm móng tay. Sau đó bạn cắt sát vào chân phần da chết.
- Nếu phần da ở hai bên khóe móng cũng bị chai sần và khô lại khiến đôi khi vô tình chạm lên phần da mỏng khác như mặt, cổ, da tay,…sẽ làm trầy xước phần da đó. Lúc này, bạn cũng nên dùng dụng cụ để cắt đi và mài giũa cho nhắn nhụi.
Thường xuyên chăm sóc móng tay để giảm xước măng rô
Nguyên nhân và cách khắc phục khi bị xước măng rô:
- Nếu tay bạn có hiện tượng này là do bạn thiếu Vitamin C nên bạn bổ sung. Ngoài ra, cơ thể bạn thiếu Vitamin C còn dẫn đến việc lột da ở khắp các bạn tay, chân,...
- Do quá trình làm việc và rửa tay tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng, xà bông,…nên da tay khô và dễ bị trầy xước. Lúc này bạn có thể dùng chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ,hoặc dùng bao tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa trên.
- Do thói quen cắn móng tay của bạn khiến cho da bị rách, nham nhở. Bạn nên loại bỏ thói quen không tốt này.
- Ngoài ra, khi bạn sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc da nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi gây mẩn ngứa, thậm chí da nổi mụn. Nếu bị do nguyên nhân này, thì bạn không nên can thiệp, chỉ cần khi hết “đèn đỏ” hoặc buồng trứng ổn định, tay bạn sẽ khỏi xước măng rô
Mách bạn: Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh nên thường xuyên vệ sinh tay bằng cách ngâm tay vào nước muối pha loãng mỗi buổi tối. Ngoài ra, nên sử dụng một số loại kem dưỡng da có độ ẩm giúp tay mềm hơn.
Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010
Sáu loại trái cây đem lại vùng bụng phẳng
Sáu loại trái cây đem lại vùng bụng phẳng
Dân Việt - Không còn lo lắng chuyện mỡ thừa quá nhiều ở vùng bụng, không phải nhờ đến gen nịt bụng, để vừa đẹp da vừa có vùng bụng như mơ ước, bạn nêu ăn nhiều sáu loại hoa quả dưới đây.
Táo
Ngay từ vài năm trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên muốn giảm cân nên ăn táo mỗi ngày.
Thực tế táo là loại trái cây lý tưởng giúp bạn “đốt cháy” mỡ vùng bụng. Táo có nhiều pectin, giúp tăng tốc độ chuyển hóa chất béo và làm giảm sự hấp thụ nhiệt. Calorie trong táo không cao, trước bữa cơm ăn một quả táo sẽ tạo cảm giác no, đây là bí quyết giúp giảm cân.
Bưởi, cam
Hoa quả họ bưởi, cam, chanh đều rất giàu vitamin C, giúp xua tan mệt mỏi, đẹp da, thúc đẩy tiêu hóa, và hấp thụ các chất dinh dưỡng thuận lợi.
Cà chua
Nói đúng ra, cà chua là một loại rau. Cà chua chứa lycopene, chất xơ và pectin có thể làm giảm lượng calo, thúc đẩy nhu động ruột. Cà chua còn kích thích sự tiết dịch vị, và thậm chí cải thiện vị của thực phẩm.
Dứa
Nếu bữa ăn của bạn quá nhiều thịt, chất đạm động vật, hãy xay thêm một cốc nước dứa ép để uống ngay sau đó, bạn sẽ không còn lo sáng mai mình tăng thêm vài lạng.
Chuối
Vì chuối giàu chất xơ, vitamin A, kali… giúp ổn định hệ thống tiêu hóa, tăng cường cơ bắp và có tính năng lợi tiểu. Đối với những người thường bị táo bón, da khô, chuối là loại trái cây lý tưởng.
Và chuối thường no lâu, mà lượng calo lại thấp nên bạn có thể ăn thoải mái trước các bữa ăn để giảm cân thành công.
Kiwi
Vitamin C trong quả kiwi rất nhiều và kiwi là loại trái cây có chất xơ và kali cao nhất có thể giúp bạn duy trì vóc dáng thanh mảnh, làm đẹp làn da
Và giống như dứa, kiwi cũng chứa một số lượng lớn các enzyme phân giải protein, thích hợp để bạn tráng miệng sau khi dùng món thịt với nó không tốt hơn.
Xuân Trang
Kỹ thuật trồng nấm kim châm
Kỹ thuật trồng nấm kim châm
Chuẩn bị túi màng mỏng
Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40x17-20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giây báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).
Phối trộn nguyên liệu:
Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía , vỏ chuối....
Một số công thức trộn nguyên liệu:
Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.
Lèn nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, mộc nhĩ... có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giếay bóa lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 250C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.
Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-230C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%.
Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 130C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 160C.
Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.
Thu hoạch:
Sau khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 130C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2.Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày.
Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể.
Ngoài phương pháp trồng nấm kim châm trong túi màng mỏng còn có thể nuôi trồng trong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm.
Chuẩn bị túi màng mỏng
Chọn túi PE hay PP có kích thước 38-40x17-20cm, dày 0,05-0.06mm. Cũng có thể dùng chai thủy tinh miệng rộng để nuôi trồng nấm kim châm. Khi dùng chai thủy tinh miệng rộng cần phải chuẩn bị thêm các miếng màng mỏng, giây báo hay vải phin để phủ miệng bình trước khi khử trùng (diệt khuẩn).
Phối trộn nguyên liệu:
Nguyên liệu trồng nấm kim châm tương đối đa dạng có thể là: Thân lá đậu đõ, vỏ lạc, mùn cưa cao su, mùn cưa tạp, mùn cưa bồ để, rơm ra, lõi ngô, bã mía , vỏ chuối....
Một số công thức trộn nguyên liệu:
Công thức 1: Mùn cưa 77%, Cám gạo 20%, Bột thạch cao 1%, Đường 1%, supe lân 1% bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
Công thức 2: Rơm rạ cắt nhỏ 72%, cám gạo 20%, bột ngô 5%, Đường 1%, super lân 1%, bột thạch cao 1%. Bổ sung nước đạt độ ẩm 60-70%, pH 6,5.
Cần lưu ý riêng với mùn cưa phải phải ủ đống sau 3-6 tháng mới nên sử dụng để trồng nấm kim châm. Nếu vội thì phải vừa phơi nắng vừa nhào trộn với nước, sau vài ngày.
Lèn nguyên liệu vào túi nilon màng mỏng tương tự như khi làm bịch nuôi trồng nấm sò, mộc nhĩ... có thể dùng tay hoặc dùng máy đùn. Mỗi túi nên chứa khoảng 0,4-0,5kg nguyên liệu. Chừa ra khoảng 20cm chiều cao ở phía trên để sau này cho cuống nấm kim châm có chỗ mọc. Làm phẳng bề mặt môi trường để tạo ra một lỗ giếng, sau này dùng để cấy giống. Làm cục bông tròn ruồi cuộn màng mỏng phía trên lại quanh nút bông, phủ một miếng giếay bóa lên trên rồi buộc lại bằng dây nilon. Hấp khử trùng gián đoạn như đối với các nấm khác. Đợi nguội đến 250C đưa vào buồng cấy giống. Thường một chai giống có thể dùng để cấy cho khoảng 30-40 túi. Cần dùng các chai hay bịch giống đã có sợi nấm mọc trắng đến đáy nhưng không nên dùng các loại để lâu tới quá 2 tháng.
Sau khi cây giống vào túi đựng môi trường sản xuất ta đặt các bịch này vòa các giá gỗ hoặc trê nứa có chiều rộng 1m, chiều dài tùy diện tích của phòng, các tầng cách nhau 50-60cm. Duy trì nhiệt độ 20-230C, sau 20-30 ngày sợi nấm sẽ mọc đầy túi. Độ ẩm tương đối không khí trong phòng nuôi nấm dùy trì khoảng 80-90%.
Khi nấm hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 130C, không nên nuôi trồng nấm kim châm ở nhiệt độ quả 160C.
Khi quả thể mọc ra cần mở hết miệng túi, giữ độ ẩm, giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80-85%, duy trì ánh sáng khuyếch tán. Việc nới dần chiều dài phía trên của túi nên theo nguyên tắc khi nào túi cũng cao hơn quả thể 5cm. Nếu không làm như vậy quả thể sẽ bị nở sớm, cuống nấm ngắn. Lúc cuống nấm kim châm cao dần thì nên hạ độ ẩm tương đối của không khí xuống còn 75-80%, giữ phòng tối nuôi trồng nấm từ khi xuất hiện xuất hiện quả thể đến lúc thu hoạch.
Thu hoạch:
Sau khi cuống nấm dài đến 15cm thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau khi thu hái nấm, kéo túi nấm lên cao hơn bề mặt môi trường khoảng 2cm, duy trì nhiệt độ khoảng 130C, chỉ sau khoảng 3-4 ngày đã xuất hiện quả thể nấm đợt 2.Toàn bộ thời gian nuôi trồng kéo dài trong khoảng 75-90 ngày.
Ngoài phương pháp cho nấm mọc ra từ một đầu bịch còn có phương pháp làm cho nấm kim châm mọc ra từ hai đầu bịch. Khi đó phải cho nguyên liệu vào ống dài, làm nút bông ở cả hai đầu và đặt ngang bịch nấm trên giá thể.
Ngoài phương pháp trồng nấm kim châm trong túi màng mỏng còn có thể nuôi trồng trong các chai thủy tính. Khi bắt đầu chuẩn bị quả thể cần bỏ nút ra và gài miệng túi những tấm giấy sáp hình dẻ quạt cao 15cm, đường chu vi trên là 34cm, đường chu vi dưới là 20cm.
Kỹ thuật trồng nấm Linh Chi
Kỹ thuật trồng nấm Linh Chi
Thời vụ: Cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3 hoặc từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
Nguyên liệu: Chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nguyên liệu là thân gỗ, cây thuốc họ Thân thảo.
Xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị: Mùn cưa; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các loại phụ gia; nước sạch.
Đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ, sau đó trộn thêm các loại phụ gia rồi đóng vào túi sao cho trọng lượng đạt 1,1 - 1,4kg và tiến hành thanh trùng.
Thanh trùng: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian 10 - 12 giờ hoặc thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 119 - 126 độ C trong thời gian 90 - 120 phút.
Cấy giống
Phòng cấy giống được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh; chuẩn bị các loại dụng cụ: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng...
Nguyên liệu đã được thanh trùng, để nguội.
Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và que gỗ. Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại...
Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8 - 2cm, sâu 15 - 17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp 2: Sử dụng giống cấy trên hạt. Dùng que cấy khều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu. Lượng giống: 10 - 15g giống /túi nguyên liệu (1 túi giống 300g cấy cho 25 - 30 túi nguyên liệu).
Chú ý: Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi. Trước khi cấy dùng cồn lau miệng chai giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. Trong quá trình cấy, chai giống luôn để nằm ngang. Cấy xong đậy nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
Ươm túi
Nhà ươm túi phải sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm 75 - 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20 - 300C.
Chuyển túi vào nhà ươm, đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi là 2 - 3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm khuẩn phải loại bỏ ngay, đồng thời tìm nguyên nhân khắc phục.
Chăm sóc, thu hái
Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống mưa dột. Nhiệt độ thích hợp 22 - 28 độ C; độ ẩm không khí 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều từ mọi phía; kín gió; có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.
Thu hái theo 2 phương pháp:
Phương pháp không phủ đất
Cấy giống được 25 - 30 ngày thì rạch 2 vết sâu 0,2 - 0,5cm đối xứng trên bề mặt túi. Đặt túi trên giàn cách nhau 2 - 3cm. 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.
Khi nấm bắt đầu mọc ra từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày 1-3 lần. Duy trì chế độ chăm sóc này đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn.
Thu hái:
Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi; quả thể sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C; độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô; thu hái hết đợt 1 tiến hành chăm sóc như ban đầu để tận thu đợt 2. Kết thúc đợt nuôi trồng phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nồng độ 0,5 - 1%.
Phương pháp phủ đất
Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất dày 2 - 3cm.
Chăm sóc: Nếu đất phủ khô phải tưới phun sương để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể. Trong 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm 80 - 90%. Khi quả thể bắt đầu hình thành cần duy trì độ ẩm liên tục cho đến thời điểm thu hái. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65 - 70 ngày.
Thời vụ: Cấy giống từ ngày 15/1 đến ngày 15/3 hoặc từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
Nguyên liệu: Chủ yếu là mùn cưa của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra, còn có thể sử dụng nguyên liệu là thân gỗ, cây thuốc họ Thân thảo.
Xử lý nguyên liệu
Chuẩn bị: Mùn cưa; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các loại phụ gia; nước sạch.
Đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ, sau đó trộn thêm các loại phụ gia rồi đóng vào túi sao cho trọng lượng đạt 1,1 - 1,4kg và tiến hành thanh trùng.
Thanh trùng: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 100 độ C, thời gian 10 - 12 giờ hoặc thanh trùng bằng nồi áp suất ở nhiệt độ 119 - 126 độ C trong thời gian 90 - 120 phút.
Cấy giống
Phòng cấy giống được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh; chuẩn bị các loại dụng cụ: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng...
Nguyên liệu đã được thanh trùng, để nguội.
Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và que gỗ. Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại...
Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8 - 2cm, sâu 15 - 17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp 2: Sử dụng giống cấy trên hạt. Dùng que cấy khều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu. Lượng giống: 10 - 15g giống /túi nguyên liệu (1 túi giống 300g cấy cho 25 - 30 túi nguyên liệu).
Chú ý: Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi. Trước khi cấy dùng cồn lau miệng chai giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. Trong quá trình cấy, chai giống luôn để nằm ngang. Cấy xong đậy nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống.
Ươm túi
Nhà ươm túi phải sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm 75 - 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20 - 300C.
Chuyển túi vào nhà ươm, đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi là 2 - 3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế vận chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm khuẩn phải loại bỏ ngay, đồng thời tìm nguyên nhân khắc phục.
Chăm sóc, thu hái
Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng, có mái chống mưa dột. Nhiệt độ thích hợp 22 - 28 độ C; độ ẩm không khí 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều từ mọi phía; kín gió; có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.
Thu hái theo 2 phương pháp:
Phương pháp không phủ đất
Cấy giống được 25 - 30 ngày thì rạch 2 vết sâu 0,2 - 0,5cm đối xứng trên bề mặt túi. Đặt túi trên giàn cách nhau 2 - 3cm. 7 - 10 ngày đầu chủ yếu tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.
Khi nấm bắt đầu mọc ra từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày 1-3 lần. Duy trì chế độ chăm sóc này đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn.
Thu hái:
Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi; quả thể sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 - 45 độ C; độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1kg khô; thu hái hết đợt 1 tiến hành chăm sóc như ban đầu để tận thu đợt 2. Kết thúc đợt nuôi trồng phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nồng độ 0,5 - 1%.
Phương pháp phủ đất
Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất dày 2 - 3cm.
Chăm sóc: Nếu đất phủ khô phải tưới phun sương để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể. Trong 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm 80 - 90%. Khi quả thể bắt đầu hình thành cần duy trì độ ẩm liên tục cho đến thời điểm thu hái. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65 - 70 ngày.
Kỹ thuật trồng khoai lang
Kỹ thuật trồng khoai lang
Khoai lang là cây dễ trồng, có thể trồng được tất cả các vụ trong năm. Nếu sản xuất ở điều kiện bình thường thì năng suất có thể đạt từ 16-25 tấn củ/1ha. 10-15 tấn thân lá/1ha, trong thời gian từ 70-80 ngày. Trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là kali sẽ đạt năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 15-30 tấn thân lá/ha. Vì vậy, trồng khoai lang nhằm giải quyết thức ăn cho chăn nuôi. Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông nhàn, tăng thu nhập. Nhất là làm vào vụ đông trên diện tích cấy 2 vụ lúa Dưới đây xin giới thiệu với bà con các giống khoai lang chính và kỹ thuật trồng khoai lang..
1. Các giống khoai lang
Giống khoai lang Hoàng Long
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội của Trung Quốc hiện đang trồng phổ biến ở nhiều nơi trên miền Bắc.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thuộc loại hình cây dài trung bình, thân màu tím đỏ, lá già xanh tím, gân lá tím, mặt dưới lá tím, lá hình tim. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha. Vỏ củ hồng nhạt, ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá. Khả năng chịu hạn, rét kém, dễ sùng hà.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Thích hợp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha. Thời vụ trồng cuối tháng 9-5/10, vụ xuân tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật độ 4-5 vạn dây/ha, đặt dây kiểu dọc luống.
- Phân bón: 8-10 tấn phân chuồng/ha, 60kg N + 30P2O5 + 90 K2O. Bón lót 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 1/2 N + 1/2 K2O.
Bón thúc sớm cùng với làm cỏ đợt 1 sau trồng 15-25 ngày, thúc toàn bộ số phân còn lại. Làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 : 10-15 ngày.
Lu ý : Vụ Xuân vun luốn cao tránh sùng hà.
Giống khoai lang VX-37
1. Nguồn gốc:
VX-37 được tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân tím, đốt ngắn, phân nhánh nhiều, lá xanh, gân lá tím, lá xẻ thùy nông. Củ màu hồng nhạt, ruột vàng nhạt, bở, ăn ngon. Củ hình thành sớm 15-20 ngày sau trồng, tích lũy nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày 90 ngày thích hợp với vụ thu đông và đông sớm. Khả năng chịu nóng khá, chịu rét kém. Năng suất bình quân 10-15 tấn/ha.
3. Hớng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống VX-37 thích hợp trên chân đất 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa. Thời vụ trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9 đến 5/10. Vụ xuân cuối tháng 1 đến đầu tháng 3.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự Hoàng Long. Lu ý giống VX-37 có thời gian sinh trưởng ngắn, củ hình thành sớm nên chú ý bón lót thêm phân hóa học, bón thúc sớm.
Giống cực nhanh
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội từ Trung Quốc năm 1980 và đợc phát triển rộng rãi ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Giống được công nhận đa vào sản xuất ở miền Bắc năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Giống có thân ngắn, đốt ngắn, phân nhánh khỏe, thân màu xanh đậm, lá xẻ thùy chân vịt, màu xanh, ngọn xanh. Củ màu trắng ngà, ruột trắng ngà, bở, thơm, phẩm chất ngon.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày vụ đông, 100-110 ngày vụ xuân.
Giống cực nhanh có thể trồng được quanh năm, khả năng chịu rét, chịu hạn khá. Năng suất bình quân 12-15 tấn/ha, tỷ lệ củ thương phẩm cao.
3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống thích hợp với chân đất nhẹ, vụ đông trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10, vụ xuân tháng 1 đầu tháng 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như Hoàng Long.
Lu ý: Cần bón thúc sớm và tập trung.
Giống khoai lang 143
1. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng mạnh, thân lá phát triển sớm, năng suất chất xanh cao. Thân màu xanh sẫm, lá to hình tim, phiến lá mỏng, dây dài phân nhánh ít.
Củ màu hồng nhạt, ruột vàng, dạng củ thuôn dài, ăn ngon, bở. Khả năng chịu rét khá, tỷ lệ của thương phẩm cao. Tiềm năng năng suất cao 18-23 tấn/ha.
2. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Trồng ở đất cát pha, chân đất 3 vụ/năm ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, có thể trồng lấy thân lá cho gia súc.
- Kỹ thuật trồng như các giống khác.
Chú ý: Bấm ngọn sớm để tăng số nhánh.
Giống khoai lang HL4
1. Nguồn gốc:
Giống khoai lang HL4 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai: (Gạo x Bí Đà Lạt) x Tai Nung 57.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân chính dài trung bình 110 cm, màu xanh. Lá xanh thẫm, phân thùy 3-5 khía nông, gân trên màu xanh, gân dới màu tím. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 85-90 ngày, hè thu và thu đông 90-95 ngày, vụ đông 80-90 ngày. Năng suất trung bình 17,4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 23 tấn/ha. Vỏ củ màu đỏ, ruột màu cam đậm, tỷ lệ chất khô trung bình 30,4%.
Trung gian giữa nhóm khoai dẻo và khoai bột. Củ to vừa phải, thuôn, láng thích hợp với bán tơi.
Thích ứng rộng. Chịu hạn khá, ít nhiễm sâu đục thân, nhiễm nhẹ đến trung bình đối với sùng đục củ (Cylasformicariu).
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ bazan vùng Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Có thể trồng nhiều vụ trong năm và nếu đủ nước tưới.
Vụ hè thu: Trồng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8. Vụ thu đông: Trồng cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11. Vụ đông xuân (sau vụ lúa, trên đất đồi thấp): Trồng giữa tháng 11 đến giữa tháng 12.
Kỹ thuật trồng: Luống rộng 1,2m, mật độ 4,8-5 vạn dây/ha. Đặt dây phẳng dọc luống.
Phân bón cho 1 ha:
+ Đầu tư thấp: 40 N + 40 P2O5 + 80 K2O.
+ Đầu tư trung bình: 5 tấn phân chuồng + 60 N + 60 P2O5 + 120 K2O.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Thúc lần 1 (15 ngày sau khi trồng) 2/3 phân đạm + 1/2 kali kết hợp làm cỏ đợt 1. Thúc lần 2 (35 ngày sau trồng) 1/3 đạm + 2/3 kali kết hợp làm cỏ đợt 2.
Lu ý: Nhấc dây (65 ngày sau trồng) kết hợp đặt bẫy sùng (nếu có). ở các chân đất trung bình - tốt nên trồng xen thêm ngô ở lưng chừng luống, khoảng cách 2,4m x 0,5m x 2 cây (cách một luống xen một luống) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần.
Giống khoai lang KL5
1. Nguồn gốc:
Chọn từ quần thể thụ phấn tự do của giống số 8. Đã đợc khu vực hóa tháng 1/1998.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng tái sinh nhanh. Thân lá mềm ngọt, thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 15-20 tấn/ha, năng suất thân lá 15-20 tấn/ha.
Lá xẻ thùy sâu. Củ to thuôn dài, vỏ đỏ tươi, ruột củ màu vàng, chất lượng khá. Hàm lượng chất khô trong củ 22,03% (vụ đông) và 24,74% (vụ xuân), tinh bột 14,43% (vụ đông) và 18,73% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với cách trồng để tỉa thân lá (khoảng 10 ngày/lần) làm thức ăn gia súc. Củ có thể ăn tươi, thái lát phơi khô dùng cho người hoặc gia súc.
Vụ đông trồng 15/9 đến 15/10, vụ xuân từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2.
Đặt dây nông và phẳng theo dọc luống. Tưới nước phân sau mỗi lần cắt tỉa.
Giống khoai lang KL1
1. Nguồn gốc:
Chọn từ tổ hợp lai VX 37-6 x Pitis 5. Giống đang được khảo nghiệm quốc gia.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng khỏe, thân lá to mập và mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 10-15 tấn/ha, năng suất thân lá 20-25 tấn/ha.
Lá to hình tim, màu xanh hơi vàng, cuống lá dài. Dạng củ thuôn dài, vỏ và ruột củ màu vàng, ăn ngon và bở. Hàm lượng chất khô trong củ 26,21% (vụ đông) và 32,62% (vụ xuân), tinh bột 14,85% (vụ đông) và 20,16% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Như với giống KL5.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây.
Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.
Kỹ thuật trồng: Cắt dây trồng chỉ dùng đoạn 1 và 2, dây dài 25-30cm không có rễ trên dây, lượng dây trồng khoảng 5 dây/m. 1 sào Bắc Bộ cần từ 1200-1500 dây.
Cách trồng: trồng nông, đặt dây thẳng dọc giữa luống nuối đuôi nhau và dùng tay lấp đất đập nhẹ.
Chú ý giữ phần dây ở giữa luống theo rãnh và thẳng, tránh bị cong.
Kỹ thuật trồng khoai lang quyết định năng suất 50-60%.
Chăm sóc: tuần đầu sau khi trồng nên tới nước giữ ẩm, để tỷ lệ cây sống được đảm bảo cần bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày sau khi trồng và vun cao, lấp kỹ gốc để củ phát triển. Nên tới đủ ẩm để củ phình to và phát triển.
Cách tưới: Tháo nước ngập 2/3 luống, đủ ngấm và phải tháo nước đi ngay không để tràn mặt luống khoai.
Thu hoạch và bảo quản
Nếu cần cắt dây để phục vụ chăn nuôi thì nên cắt sau khi thân lá đã phủ luống, nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính, mỗi gốc chỉ nên tỉa 1-2 dây nhánh.
Sau khi trồng 70-80 ngày ta có thể thu hoạch củ, Nếu để quá thời gian trên củ dễ bị nảy mầm trên ruộng.
Nếu bảo quản củ để ăn dần thì dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ phủ lá xoan lên trên để tránh bọ hả và bệnh thối đen phá hoại củ.
Khoai lang là cây dễ trồng, có thể trồng được tất cả các vụ trong năm. Nếu sản xuất ở điều kiện bình thường thì năng suất có thể đạt từ 16-25 tấn củ/1ha. 10-15 tấn thân lá/1ha, trong thời gian từ 70-80 ngày. Trong điều kiện được thâm canh trồng đúng kỹ thuật, bón phân NPK hợp lý nhất là kali sẽ đạt năng suất cao từ 30-40 tấn củ và 15-30 tấn thân lá/ha. Vì vậy, trồng khoai lang nhằm giải quyết thức ăn cho chăn nuôi. Tăng hệ số sử dụng ruộng đất, giải quyết công ăn việc làm khi nông nhàn, tăng thu nhập. Nhất là làm vào vụ đông trên diện tích cấy 2 vụ lúa Dưới đây xin giới thiệu với bà con các giống khoai lang chính và kỹ thuật trồng khoai lang..
1. Các giống khoai lang
Giống khoai lang Hoàng Long
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội của Trung Quốc hiện đang trồng phổ biến ở nhiều nơi trên miền Bắc.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thuộc loại hình cây dài trung bình, thân màu tím đỏ, lá già xanh tím, gân lá tím, mặt dưới lá tím, lá hình tim. Thời gian sinh trưởng ngắn, vụ đông 100 ngày, vụ xuân 120 ngày. Năng suất bình quân 8-10 tấn/ha, cao 15 tấn/ha. Vỏ củ hồng nhạt, ruột vàng đậm, bở trung bình, độ ngọt khá. Khả năng chịu hạn, rét kém, dễ sùng hà.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Thích hợp vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, trên các loại đất cát pha. Thời vụ trồng cuối tháng 9-5/10, vụ xuân tháng 1 đến đầu tháng 2. Mật độ 4-5 vạn dây/ha, đặt dây kiểu dọc luống.
- Phân bón: 8-10 tấn phân chuồng/ha, 60kg N + 30P2O5 + 90 K2O. Bón lót 100% phân chuồng + 100% P2O5 + 1/2 N + 1/2 K2O.
Bón thúc sớm cùng với làm cỏ đợt 1 sau trồng 15-25 ngày, thúc toàn bộ số phân còn lại. Làm cỏ đợt 2 sau đợt 1 : 10-15 ngày.
Lu ý : Vụ Xuân vun luốn cao tránh sùng hà.
Giống khoai lang VX-37
1. Nguồn gốc:
VX-37 được tuyển chọn từ tập đoàn nhập nội từ Đài Loan. Được công nhận năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân tím, đốt ngắn, phân nhánh nhiều, lá xanh, gân lá tím, lá xẻ thùy nông. Củ màu hồng nhạt, ruột vàng nhạt, bở, ăn ngon. Củ hình thành sớm 15-20 ngày sau trồng, tích lũy nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn ngày 90 ngày thích hợp với vụ thu đông và đông sớm. Khả năng chịu nóng khá, chịu rét kém. Năng suất bình quân 10-15 tấn/ha.
3. Hớng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống VX-37 thích hợp trên chân đất 2 lúa 1 màu hoặc 2 màu 1 lúa. Thời vụ trồng cuối tháng 8 đầu tháng 9 đến 5/10. Vụ xuân cuối tháng 1 đến đầu tháng 3.
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự Hoàng Long. Lu ý giống VX-37 có thời gian sinh trưởng ngắn, củ hình thành sớm nên chú ý bón lót thêm phân hóa học, bón thúc sớm.
Giống cực nhanh
1. Nguồn gốc:
Là giống nhập nội từ Trung Quốc năm 1980 và đợc phát triển rộng rãi ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa). Giống được công nhận đa vào sản xuất ở miền Bắc năm 1995.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Giống có thân ngắn, đốt ngắn, phân nhánh khỏe, thân màu xanh đậm, lá xẻ thùy chân vịt, màu xanh, ngọn xanh. Củ màu trắng ngà, ruột trắng ngà, bở, thơm, phẩm chất ngon.
Giống có thời gian sinh trưởng ngắn 90-100 ngày vụ đông, 100-110 ngày vụ xuân.
Giống cực nhanh có thể trồng được quanh năm, khả năng chịu rét, chịu hạn khá. Năng suất bình quân 12-15 tấn/ha, tỷ lệ củ thương phẩm cao.
3. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Giống thích hợp với chân đất nhẹ, vụ đông trồng cuối tháng 9 đầu tháng 10, vụ xuân tháng 1 đầu tháng 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như Hoàng Long.
Lu ý: Cần bón thúc sớm và tập trung.
Giống khoai lang 143
1. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng mạnh, thân lá phát triển sớm, năng suất chất xanh cao. Thân màu xanh sẫm, lá to hình tim, phiến lá mỏng, dây dài phân nhánh ít.
Củ màu hồng nhạt, ruột vàng, dạng củ thuôn dài, ăn ngon, bở. Khả năng chịu rét khá, tỷ lệ của thương phẩm cao. Tiềm năng năng suất cao 18-23 tấn/ha.
2. Hướng dẫn sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
- Trồng ở đất cát pha, chân đất 3 vụ/năm ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, có thể trồng lấy thân lá cho gia súc.
- Kỹ thuật trồng như các giống khác.
Chú ý: Bấm ngọn sớm để tăng số nhánh.
Giống khoai lang HL4
1. Nguồn gốc:
Giống khoai lang HL4 là giống được chọn lọc từ tổ hợp lai: (Gạo x Bí Đà Lạt) x Tai Nung 57.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Thân chính dài trung bình 110 cm, màu xanh. Lá xanh thẫm, phân thùy 3-5 khía nông, gân trên màu xanh, gân dới màu tím. Thời gian sinh trưởng vụ xuân 85-90 ngày, hè thu và thu đông 90-95 ngày, vụ đông 80-90 ngày. Năng suất trung bình 17,4 tấn/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 23 tấn/ha. Vỏ củ màu đỏ, ruột màu cam đậm, tỷ lệ chất khô trung bình 30,4%.
Trung gian giữa nhóm khoai dẻo và khoai bột. Củ to vừa phải, thuôn, láng thích hợp với bán tơi.
Thích ứng rộng. Chịu hạn khá, ít nhiễm sâu đục thân, nhiễm nhẹ đến trung bình đối với sùng đục củ (Cylasformicariu).
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với đất xám trên phù sa cổ, đất đỏ bazan vùng Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Có thể trồng nhiều vụ trong năm và nếu đủ nước tưới.
Vụ hè thu: Trồng cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch cuối tháng 7 đầu tháng 8. Vụ thu đông: Trồng cuối tháng 7 đầu tháng 8 thu hoạch cuối tháng 10 đầu tháng 11. Vụ đông xuân (sau vụ lúa, trên đất đồi thấp): Trồng giữa tháng 11 đến giữa tháng 12.
Kỹ thuật trồng: Luống rộng 1,2m, mật độ 4,8-5 vạn dây/ha. Đặt dây phẳng dọc luống.
Phân bón cho 1 ha:
+ Đầu tư thấp: 40 N + 40 P2O5 + 80 K2O.
+ Đầu tư trung bình: 5 tấn phân chuồng + 60 N + 60 P2O5 + 120 K2O.
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Thúc lần 1 (15 ngày sau khi trồng) 2/3 phân đạm + 1/2 kali kết hợp làm cỏ đợt 1. Thúc lần 2 (35 ngày sau trồng) 1/3 đạm + 2/3 kali kết hợp làm cỏ đợt 2.
Lu ý: Nhấc dây (65 ngày sau trồng) kết hợp đặt bẫy sùng (nếu có). ở các chân đất trung bình - tốt nên trồng xen thêm ngô ở lưng chừng luống, khoảng cách 2,4m x 0,5m x 2 cây (cách một luống xen một luống) đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng thuần.
Giống khoai lang KL5
1. Nguồn gốc:
Chọn từ quần thể thụ phấn tự do của giống số 8. Đã đợc khu vực hóa tháng 1/1998.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng thân lá mạnh, khả năng tái sinh nhanh. Thân lá mềm ngọt, thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 15-20 tấn/ha, năng suất thân lá 15-20 tấn/ha.
Lá xẻ thùy sâu. Củ to thuôn dài, vỏ đỏ tươi, ruột củ màu vàng, chất lượng khá. Hàm lượng chất khô trong củ 22,03% (vụ đông) và 24,74% (vụ xuân), tinh bột 14,43% (vụ đông) và 18,73% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Thích hợp với cách trồng để tỉa thân lá (khoảng 10 ngày/lần) làm thức ăn gia súc. Củ có thể ăn tươi, thái lát phơi khô dùng cho người hoặc gia súc.
Vụ đông trồng 15/9 đến 15/10, vụ xuân từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2.
Đặt dây nông và phẳng theo dọc luống. Tưới nước phân sau mỗi lần cắt tỉa.
Giống khoai lang KL1
1. Nguồn gốc:
Chọn từ tổ hợp lai VX 37-6 x Pitis 5. Giống đang được khảo nghiệm quốc gia.
2. Những đặc tính chủ yếu:
Sinh trưởng khỏe, thân lá to mập và mềm ngọt thích hợp làm thức ăn gia súc. Năng suất củ 10-15 tấn/ha, năng suất thân lá 20-25 tấn/ha.
Lá to hình tim, màu xanh hơi vàng, cuống lá dài. Dạng củ thuôn dài, vỏ và ruột củ màu vàng, ăn ngon và bở. Hàm lượng chất khô trong củ 26,21% (vụ đông) và 32,62% (vụ xuân), tinh bột 14,85% (vụ đông) và 20,16% (vụ xuân).
Chịu rét khá, thời gian sinh trưởng 100-120 ngày.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
Như với giống KL5.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đất: khoai lang yêu cầu trồng ở đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m, cao từ 35-45cm. Làm đất, bỏ phân, lên luống cần tạo rãnh nông ở giữa để trồng dây.
Phân bón: Phân chuồng bón từ 10-15 tấn/ha. Phân hóa học: có thể dùng phân tổng hợp NPK: 30N:40P2O5:60K2O; mức cao hơn NPK theo tỷ lệ: 60N:80P2O5:100K2O cho 1 ha.
Kỹ thuật trồng: Cắt dây trồng chỉ dùng đoạn 1 và 2, dây dài 25-30cm không có rễ trên dây, lượng dây trồng khoảng 5 dây/m. 1 sào Bắc Bộ cần từ 1200-1500 dây.
Cách trồng: trồng nông, đặt dây thẳng dọc giữa luống nuối đuôi nhau và dùng tay lấp đất đập nhẹ.
Chú ý giữ phần dây ở giữa luống theo rãnh và thẳng, tránh bị cong.
Kỹ thuật trồng khoai lang quyết định năng suất 50-60%.
Chăm sóc: tuần đầu sau khi trồng nên tới nước giữ ẩm, để tỷ lệ cây sống được đảm bảo cần bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày sau khi trồng và vun cao, lấp kỹ gốc để củ phát triển. Nên tới đủ ẩm để củ phình to và phát triển.
Cách tưới: Tháo nước ngập 2/3 luống, đủ ngấm và phải tháo nước đi ngay không để tràn mặt luống khoai.
Thu hoạch và bảo quản
Nếu cần cắt dây để phục vụ chăn nuôi thì nên cắt sau khi thân lá đã phủ luống, nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính, mỗi gốc chỉ nên tỉa 1-2 dây nhánh.
Sau khi trồng 70-80 ngày ta có thể thu hoạch củ, Nếu để quá thời gian trên củ dễ bị nảy mầm trên ruộng.
Nếu bảo quản củ để ăn dần thì dùng cát hoặc tro bếp khô rải đều với củ phủ lá xoan lên trên để tránh bọ hả và bệnh thối đen phá hoại củ.
Kỹ thuật trồng tỏi ta
Kỹ thuật trồng tỏi ta
a) Thời vụ:
- ở đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa (mùa sớm và
xuân) nên thời vụ thích hợp trồng là 25/9 - 5/10, thu hoạch 30/1 - 5/2 vẫn đảm bảo đủ thời gian sinh trưởng và không ảnh hưởng đến thời vụ của lúa. Tuy nhiên vì không có thời gian cho đất nghỉ nên việc làm đất phải tính toán kỹ, từ chọn ruộng trồng đến việc chủ động chế độ nước cho lúa mùa. Nếu để tỏi giống với thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, tỏi phải trồng đất bãi ven sông, không cấy lúa xuân.
- ở khu vực miền Trung, tỏi trồng vào tháng 9 - 10, thu hoạch củ vào tháng 1 - 2.
b) Làm đầt, bón phân, trồng củ:
Đất trồng tỏi chọn chân vàm cao, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2 - 1,5m , rãnh 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng bón phân. Mỗi luống trồng 5 - 6 hàng, khoảng cách hàng 20 cm.
Mỗi hecta tỏi bón 20 tấn phân chuồng, 300 kg đạm urê, 500 kg supe lân và 240 kg kali
sunphat (tính ra 1 sào Bắc Bộ hết 740 kg phân chuồng, 11 kg đạm urê, 18,5 kg supe lân và 9 kg kali sunphat). Đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng vôi tùy theo độ chua của đất. Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, lân và, 1/3 số đạm kali dùng để bón lót. Rải đều theo hàng và trộn kỹ số đạm và kali còn lại dùng để bón thúc. Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, trọng lượng củ 12 - 15g, có 10 - 12 nhánh. Mỗi
hecta cần 1 tấn tỏi giống (370 kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi nhánh 8 - 10 cm, ấn sâu
xuống đất 2/3 nhánh tỏi, phủ đất nhỏ lên trên. Sau khi trồng dùng rơm, rạ băm nhỏ phủ một lớp dày 5 cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc.
c) Chăm sóc:
Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.
Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).
d) Phòng trừ sâu bệnh:
Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:
- Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 80%, hoặc Ziram 90% pha 2 - 4 phần nghìn và phun với lượng 18 - 20 lít/sào Bắc Bộ.
Trồng 1 sào tỏi cần chuẩn bị 2 kg phèn xanh hoặc 8 kg thuốc Zineb.
Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.
- Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 80% để phun trừ.
đ) Thu hoạch, đề giống:
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.
Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.
Bào ngư bỏ lò - Món ngon tuyệt hảo
Bào ngư bỏ lò - Món ngon tuyệt hảo
Dân Việt - Hãy thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn gia đình bạn bằng món ăn với bào ngư đầy chất dinh dưỡng và ngon tuyệt hảo. Với những con bào ngư có kích thước nhỏ sẽ không đắt như bạn nghĩ.
Nguyên liệu:
- Bào ngư, rượu vang
- Dấm, nước cốt chanh, gừng, tỏi, nước tương đậu nành
Cách làm:
- Bạn có thể nhờ ngoài hàng tách bào ngư hộ hoặc có thể làm ở nhà.
Đầu tiên rửa sạch bào ngư dưới vòi nước sạch, dùng bàn chải đánh răng cọ vỏ bên ngoài cho hết bùn đất, sau đó khéo léo dùng dao tách bào ngư. Nếu thấy quá khó, bạn có thể chần qua nước sôi cho bào ngư há miệng rồi gỡ lấy phần thịt
- Lấy phần thịt, rửa sạch dưới vòi nước, dùng đầu dao nhọn tách bỏ màng đen và phân bám vào, chỉ lấy phần thịt trắng.
- Ướp bào ngư với rượu vang đỏ, nước cốt chanh hoặc dấm khoảng 5-10 phút. Sau đó dùng dao khía phần thịt bào ngư cho thật đẹp.
- Cho lại thịt bào ngư vào vỏ của nó, rắc gừng, tỏi băm nhỏ lên, rưới nước tương đậu nành chuyên dùng hấp cá.
- Bạn có thể đặt bào ngư vào lò nướng 5 phút ở 220 độ C hoặc hấp cách thủy.
- Bước cuối cùng là rắc hành lá và ớt cắt nhỏ, có thể thêm lạc rang hay hành phi để tăng thêm hương vị.
Mách nhỏ:
- Bào ngư rất giàu protein, cũng có nhiều canxi, sắt, iốt, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác… rất tốt cho thận, gan, điều chỉnh các tuyến thượng thận, điều chỉnh huyết áp.
- Bào ngư có tác dụng điều hòa kinh nguyệt không đều, rối loạn đường ruột và các bệnh khác.
Xuân Trang
Dân Việt - Hãy thay đổi khẩu vị cho các bữa ăn gia đình bạn bằng món ăn với bào ngư đầy chất dinh dưỡng và ngon tuyệt hảo. Với những con bào ngư có kích thước nhỏ sẽ không đắt như bạn nghĩ.
Nguyên liệu:
- Bào ngư, rượu vang
- Dấm, nước cốt chanh, gừng, tỏi, nước tương đậu nành
Cách làm:
- Bạn có thể nhờ ngoài hàng tách bào ngư hộ hoặc có thể làm ở nhà.
Đầu tiên rửa sạch bào ngư dưới vòi nước sạch, dùng bàn chải đánh răng cọ vỏ bên ngoài cho hết bùn đất, sau đó khéo léo dùng dao tách bào ngư. Nếu thấy quá khó, bạn có thể chần qua nước sôi cho bào ngư há miệng rồi gỡ lấy phần thịt
- Lấy phần thịt, rửa sạch dưới vòi nước, dùng đầu dao nhọn tách bỏ màng đen và phân bám vào, chỉ lấy phần thịt trắng.
- Ướp bào ngư với rượu vang đỏ, nước cốt chanh hoặc dấm khoảng 5-10 phút. Sau đó dùng dao khía phần thịt bào ngư cho thật đẹp.
- Cho lại thịt bào ngư vào vỏ của nó, rắc gừng, tỏi băm nhỏ lên, rưới nước tương đậu nành chuyên dùng hấp cá.
- Bạn có thể đặt bào ngư vào lò nướng 5 phút ở 220 độ C hoặc hấp cách thủy.
- Bước cuối cùng là rắc hành lá và ớt cắt nhỏ, có thể thêm lạc rang hay hành phi để tăng thêm hương vị.
Mách nhỏ:
- Bào ngư rất giàu protein, cũng có nhiều canxi, sắt, iốt, vitamin A và các chất dinh dưỡng khác… rất tốt cho thận, gan, điều chỉnh các tuyến thượng thận, điều chỉnh huyết áp.
- Bào ngư có tác dụng điều hòa kinh nguyệt không đều, rối loạn đường ruột và các bệnh khác.
Xuân Trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)